Category Archives: KIẾN THỨC NGƯ NGHIỆP

CÁCH CHỌN VÀ BẢO QUẢN CÁ TƯƠI

Cách chọn, bảo quản cá tươi ngon

Cá là một nguyên liệu quen thuộc và hầu như không thể thiếu trong những bữa ăn gia đình Việt. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn được cá tươi luôn là một điều làm đau đầu các bà nội trợ. Cùng Sea Travel vào bếp nhé!

1. Cách chọn cá tươi ngon

Đối với cá sống

Cá tươi nhất khi còn sống, bạn nên chọn những con bơi khỏe, có mắt trong suốt, mang hồng, lớp vẩy óng ánh và da không có màu lạ.

Ngoài ra, nếu thấy cá có dấu hiệu bất thường như trương phình, bơi yếu hoặc có màu nhợt nhạt thì không nên chọn mua.

Hướng dẫn chế biến các loại cá biển cho bé ăn dặm - Tin Tức VNShop

Đối với cá ướp lạnh và làm sẵn

Đối với cá ướp lạnh hoặc làm sẵn, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau để lựa được cá ngon.

Cá tươiCá ươn
Mắt cáMắt cá trong, sáng rõ, không bị đục và hơi phồng lên một chút.Giác mạc có sự đàn hồi.Mắt cá bị lõm vào trong hốc mắt và xuất hiện lớp màng đục.Giác mạc không còn đàn hồi, bị nhăn nheo hoặc rách nát.
Hậu mônHậu môn có màu trắng, thụt vào bên trong, bụng cá lép.Hậu môn có màu đỏ bầm hoặc màu hồng và bị lòi ra bên ngoài. Đồng thời, bụng cá cũng bị phình to.
Mang cáMang cá có màu hồng đỏ, dính chặt với hoa khế và không bị nhớt.Mang cá ươn có màu xám, không dính chặt với hoa khế và bị nhớt.
Vẩy cáVẩy cá bám chặt vào thân, óng ánh, tươi sáng và không có dịch. Các lớp vẩy được xếp lớp chặt chẽ như mái ngói.Đối với loại cá không có vảy, nên chọn con cá có da ướt và sáng bóng.Vẩy cá dễ bị tróc ra khỏi thân, bị mờ, xỉn màu và các lớp vẩy không xếp đều nhau.
Miệng cá và thân cáMiệng cá ngậm kín, khi ấn vào thân cá có độ đàn hồi.Miệng cá há mở, khi ấn vào thân cá để lại vết hằn của ngón tay.
Thịt cáThịt cá săn chắc, có kết dính chặt với nhau, không lỏng lẻo và có độ đàn hồi cao.Thịt cá nhợt nhạt, rời rạc, ấn vào giữ lại vết lõm.
Ngửi mùiĐối với cá nước mặn thì ngửi sẽ có mùi biển, còn cá nước ngọt sẽ có mùi như nước ao.Cá ươn sẽ có mùi tanh hoặc hơi khai tựa như khí amoniac.

2. Cách bảo quản cá tươi ngon

Bảo quản cá trong tủ lạnh

Bước 1: Làm sạch, chia phần, đóng gói

Đầu tiên, bạn phải loại bỏ phần xương cá (càng nhiều càng tốt), sau đó rửa lại thật sạch rồi để ráo.

Tiếp theo, chia cá thành nhiều phần, tương ứng với 1 lần chế biến.

Bạn có thể bảo quản từng phần cá theo 3 cách sau rồi cho vào ngăn đông tủ lạnh:

  • Gói cá trong giấy sáp (một loại giấy chống ẩm cho thực phẩm) hoặc giấy nhôm.
  • Cho cá vào túi có khóa kéo, trước khi kéo bạn hãy miết túi để đẩy hết không khí trong túi ra bên ngoài.
  • Cho cá vào khay đá to và đổ nước ngập cá.

Lưu ý khi đóng gói thịt cá:

  • Nên phân loại cá theo từng loại riêng biệt và ghi chú thời gian bảo quản trên từng túi.
  • Thay vì trữ nguyên một con cá, bạn hãy chia ra thành từng phần nhỏ. Vì nếu rã đông theo khối lượng lớn nhưng không sử dụng hết thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của cá.

Bước 2: Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh

Đối với ngăn đông: Nên bảo quản ở nhiệt độ – 18 độ sẽ giúp cá giữ được hương vị thơm ngon hơn. Thời gian bảo quản sẽ từ vài tháng đến 1 năm (tùy từng loại cá). Tuy nhiên vẫn nên sử dụng trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Đối với ngăn mát tủ lạnh: nên bảo quản nhiệt độ ở 2 – 4 độ C và sử dụng trong 1 – 3 ngày.

Bước 3: Rã đông để chế biến

Để rã đông cá, bạn hãy để cá xuống ngăn mát tủ lạnh qua một đêm hoặc cho túi cá vào nước mát.

Không nên rã đông cá bằng lò vi sóng vì điều này sẽ khiến một phần cá bị chín trước khi những phần khác rã đông. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên rã đông cá ở nhiệt độ phòng.

Ngoài ra, bạn có thể ngâm cá 10 phút vào nước ấm (40 độ C) pha với tỉ lệ 2:5 (2 phần nước sôi và 5 phần nước lạnh) cùng 2 muỗng canh muối.

Bảo quản cá bằng chanh hoặc giấm

Khi sơ chế sạch cá, bạn dùng một ít giấm hoặc nước cốt chanh thoa đều lên thân cá, đặc biệt là phần bụng. Cách này vừa giúp khử được mùi tanh của cá và giúp cá lâu ươn hơn trong 3 – 5 giờ.

Ngoài ra, nên để cá ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và không khí ẩm thấp.

Bảo quản cá bằng rượu trắng

Ngoài chanh và giấm thì rượu trắng cũng có công dụng giúp cá giữ được độ tươi ngon. Đổ một ít rượu trắng vào miệng cá, bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp sẽ giúp cá tươi trong khoảng 1 – 3 ngày.

Bảo quản cá bằng muối

Nếu cá chưa kịp chế biến, bạn có thể ướp đều cá cùng một ít muối, để ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Cách này sẽ giúp cá không bị ươn trong khoảng 1 ngày.

Bảo quản cá với giấy ướt

Khi cá còn sống, mắt cá luôn được tiếp xúc với nước, điều này giúp cho các dây thần kinh trên mắt cá không bị đứt. Nếu dây thần kinh này đứt, cá sẽ chết và bị ươn nhanh hơn.

Chính vì vậy, để giúp cá tươi lâu, bạn nên phủ một miếng khăn ướt lên mắt cá để các dây thần kinh lâu bị đứt. Ngoài ra, cũng nên để cá ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và không khí ẩm thấp.

Bảo quản cá với giấy ướt

3. Các món ăn hấp dẫn từ cá

Cá bạc má chiên

Cá bạc má chiên là một món ăn vô cùng thơm ngon, dễ chế biến lại cực kỳ bổ dưỡng. Đây sẽ là nguyên liệu khá lý tưởng để cả nhà bạn có một bữa cơm hấp dẫn.

Lẩu cá

Một nồi lẩu cá ấm nóng, thơm ngon sẽ là một món ăn hấp dẫn cho gia đình bạn thưởng thức vào những ngày se lạnh.

Cá diêu hồng hấp

Món cá hấp thơm ngon, hương vị thanh ngọt với công thức đơn giản và dễ thực hiện. Cùng trổ tài chiêu đãi gia đình món ăn dinh dưỡng này nhé!

Cá diêu hồng hấp

Cá hồi sốt cà chua

Cá hồi đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao, sốt với cà chua tạo nên hương vị chua chua ngọt ngọt vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể trổ tài chiêu đãi gia đình trong những bữa cơm với công thức đơn giản ngay dưới đây.

Cá hồi sốt cà chua

Chả cá chiên

Chả cá dai dai ngọt ngọt bạn có thể chấm cùng tương ớt, sốt cà chua hoặc dùng để nấu lẩu, bánh canh cũng vô cùng thơm ngon đấy. Cùng thử ngay món ăn hấp hẫn này nhé!

Chả cá

Tham khảo chảo chống dính giúp bạn thực hiện món ăn dễ dàng hơn:

CÁCH CHỌN MUA MỰC TƯƠI NGON

Cách chọn mua mực và cách bảo quản mực

Mực là nguyên liệu rất quen thuộc và có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn như món lẩu, món nướng,… Chuyên mục Mẹo vào bếp hôm nay của Sea Travel sẽ mách bạn cách chọn mua mực tươi ngon, an toàn để đảm bảo những bữa ăn hấp dẫn cho cả gia đình nhé!Xem nhanh

1. Cách chọn mua mực tươi và mực khô

Đối với mực tươi

Để mua được mực tươi, trước hết bạn cần phải quan sát màu sắc của mực. Mực tươi sẽ có màu sắc sáng bóng. Phần màu nâu sẽ nâu sậm, còn phần thân mực sẽ trắng đục như sữa.

Khi sờ tay vào thân mực, bạn sẽ cảm giác được phần thịt mực săn chắc và có độ đàn hồi cao. Khi ấn tay vào phần thân mực, mực sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu và không để lại vết lõm.

Bện cạnh đó, đối với mực tươi, bạn sẽ quan sát được màu của mắt mực trong veo, không bị lồi ra ngoài, có thể nhìn thấy rõ con ngươi và không bị vàng hay chảy dịch. Mực không tươi thì phần mắt đã chuyển sang màu đục hơn, đôi khi có dịch chảy ra.

Ngoài ra, mực tươi thì phần đầu và các xúc tu, râu mực sẽ dính chặt vào nhau, chắc chắn. Mực không tươi thì các phần trên thường mềm nhũn và dễ tách rời

cách chọn mực tươi ngon

Đối với mực khô

Khô mực hiện cũng đang được bán rất nhiều trên thị trường. Cùng tham khảo một số mẹo dưới đây để chọn mua mực khô chất lượng và an toàn nhé.

Trước tiên, bạn cần quan sát lớp phấn bên ngoài da của mực. Lớp phấn trên da mực càng dày thì thịt mực càng ngon và càng chắc.

Kiểm tra độ khô của mực cũng có thể biết được chất lượng của khô mực. Ấn tay vào mình mực khô, nếu mực không dính tay, không cảm nhận được độ ẩm thì đó là những con mực được phơi khô bằng ánh nắng tự nhiên.

Màu sắc của mực khô ngon thường tươi tắn, không quá sậm cũng không quá nhạt. Bên cạnh đó, phần râu mực và đầu mực phải dính chặt vào thân, không bị tách rời hay bị bong tróc rơi ra.

Mực khô càng dày thì thịt càng săn chắc và càng ngon. Loại mực này khi nướng sẽ thơm ngon, thịt dày và vị đậm đà hơn.

cách chọn khô mực ngon

Cách phân biệt khô mực thật và giả

Khô mực thật sẽ không bị dai, rất dễ xé khi đã chế biến. Mực giả sẽ bị dai, rất khó xé, có độ đàn hồi như dây thun do thường được làm bằng cao su.

Nếu mực đã được đóng gói thì bạn cần quan sát kỹ bao bì. Nên chọn mua những gói được đóng kỹ, không bị rách, bong tróc, thủng hay có dấu hiệu đã bị xé, thay thế và sử dụng.

Mực thật khi nướng có mùi thơm rất đặc trưng, thịt mềm và rất dễ xé. Mực giả khi nướng rất dễ cháy khét vì được làm từ cao su.

Mực giả khi ngâm với nước khoảng 10 – 15 phút sẽ bị phai hết lớp phủ bên ngoài và lộ rõ miếng cao su bên trong. Mực thật có gân ở giữa sống lưng và khi xé thịt có độ bông nhất định còn mự giả thì nhẵn và phẵng hơn.

Bạn hạn chế mua những phần mực đã được xé sẵn, đây chính là loại mực có khả năng bị làm giả hay bị trà trộn mực giả nhiều nhất.

cách phân biệt khô mực thật và khô mực giả

2. Cách bảo quản mực tươi và mực khô an toàn và dùng được lâu

Đối với mực tươi

Bảo quản mực tươi khi không có tủ lạnh

Nếu không có tủ lạnh thì bạn nên cho mực vào túi hoặc bịch nylon rồi cho mực vào thùng xốp chứa nhiều đá đủ để phủ hết phần mực. Bằng cách này bạn có thể bảo quản mực được từ 8 – 10 giờ.

Để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên tạo một lỗ nhỏ ở dưới đáy thùng xốp để phần nước đá tan ra có thể chảy ra ngoài giúp mực tươi lâu hơn.

cách bảo quản mực tươi không có tủ lạnh

Bảo quản mực tươi bằng tủ lạnh

Nếu có tủ lạnh thì bạn có thể dễ dàng bảo quản mực tươi lâu hơn bằng cách cấp đông cho mực.

Đầu tiên bạn cần rửa sạch, bỏ hết phần ruột và da của phần mực cần bảo quản. Nếu chưa chế biến liền thì bạn không cần phải rửa với nước muối.

Sau đó cho mực vào các vật dụng chứa ít không khí như túi zip hoặc cho vào hộp đựng thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh và bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C là được. Khi dùng bạn chỉ cần lấy ra và để ngoài không khí khoảng 25 – 20 phút là có thể chế biến.

bảo quản mực tươi bằng tủ lạnh

Bảo quản mực tươi bằng cách cấp đông

Trước tiên bạn cũng cần phải sơ chế cho mực thật sạch bằng cách bỏ hết phần nội tạng và phần da (nếu cần) của mực, rửa lại với nước sạch (không cần rửa nước muối).

Sau đó cho pần mực vào túi nylon, túi zip hoặc túi cấp đông chuyên dụng. Nếu được, bạn nên hút chân không bên trong túi để không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm.

Cho túi mực vào ngăn đá của tủ lạnh hoặc tủ đông, nhiệt độ đảm bảo từ – 18 độ C trở xuống. Với phương phàp này, phần mực có thể sử dụng được trong vòng 4 – 5 tháng.Lưu ý khi bảo quản mực tươi bằng cách cấp đông

  • Bạn cần kiểm tra túi đựng mực trước khi cấp đông thực phẩm. Đảm bảo rằng túi không bị hở hoặc thủng, điều này có thể mực bị ngấm nước và ảnh hưởng đến chất lượng mực sau bảo quản.
  • Khi tủ lạnh, tủ động bị mất điện hoặc không hoạt động, bạn không được mở ngăn đá của tủ lạnh hoặc tủ đông. Khi chúng hoạt động bình thường lại thì bạn mới mở tủ và kiểm tra lại nhiệt độ thích hợp.
  • Khi chế biến mực được bảo quản đông lạnh thì bạn cần rã đông trước khi chế biến.
  • Một khi đã rã đông để chế biến thì không được cấp đông lại một lần nữa vì có thể khiến cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn và gây hại cho sức khỏe.
cách bảo quản mực tươi bằng tủ lạnh

Đối với mực khô

Bảo quản mực khô khi không có tủ lạnh

Nếu như không có tủ lạnh, bạn có thể gói mực vào một tờ giấy báo rồi đặt chúng ở những nơi khô ráo và thoáng mát. Để không phát sinh ẩm mốc, cứ 3 tuần bạn đem ra phơi nắng một lần.

Khi phơi bạn cũng nên đặt khô ở những nơi khô ráo, sạch sẽ và nhiều nắng, tốt nhất là nắng gắt. Cách này có thể giúp bạn bảo quản mực khô được khoảng 4 tháng.

cách bảo quản khô mực khi không có tủ lạnh

Bảo quản mực khô bằng tủ lạnh

Nếu có tủ lạnh thì bạn cho khô mực vào túi bóng rồi bảo quản ở nhiệt độ – 18 độ C (nếu muốn dùng lâu).

Bạn cũng có thể bảo quản ở ngăn mát bình thường nếu số lượng ít và có khả năng dùng hết trong vòng 1 – 3 ngày.Lưu ý khi bảo quản mực khô

  • Nếu phơi mực khô dưới trời nắng gắt thì bạn chỉ cần phơi từ 3 – 4 tiếng là có thể đem vào nhà và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo.
  • Khi phơi không để chúng chồng lên nhau và cũng không để các thực phẩm phơi khô khác chồng lên phần khô mực. Vì làm vậy sẽ ảnh hưởng đến mùi vị vốn có của mực.
  • Đối với bảo quản mực khô trong tủ lạnh, bạn cần phải giữ cho mực thật khô, không bị ướt để không ảnh hưởng đế chất lượng mực.
  • Nếu bảo quản ở ngăn mát bạn nên để vào hũ đựng hay hộp đựng để tủ lạnh không bị ám mùi hay bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm khác.
cách bảo quản mực khô bằng tủ lạnh

3. Các món ăn hấp dẫn từ mực

Sau đây, Sea Travel sẽ hướng dẫn đến bạn các món ăn cực hấp dẫn từ nguyên liệu hấp dẫn này nhé.

Mực nhồi trứng muối chiên giòn

Đây là món ăn cực kỳ hấp dẫn, chắc chắn sẽ chinh phục được cả những ai khó tính nhất. Mực giòn thơm, béo béo cùng với một chút mặn mặn của trứng muối, ăn cùng với tương ớt thì thật là tuyệt vời.

mực nhồi trứng muối chiên giòn

Gỏi xoài khô mực

Một món ăn vặt vô cùng tuyệt vời với khô mực giòn dai thơm ngon và vẫn giữ được độ ngọt vốn có. Cùng với vị chua nhẹ của xoài thật tuyệt vời để nhâm nhi cùng bạn bè đúng không nào?

gỏi xoài khô mực

Khô mực rim đường

Những miếng mực óng ánh, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị cay tê tê ở đầu lưỡi. Bạn có thể dùng kèm với bia sẽ vô cùng hấp dẫn đấy!

khô mực rim đường ớt

Mực xào bông hẹ

Mực ống xào bông hẹ thơm ngon bổ dưỡng với phần mực giòn ngon và lá hẹ ngọt, mang đến hương vị hấp dẫn.

Món ăn này rất thích hợp để bạn bổ sung vào thực đơn hàng ngày đấy nhé!

mực xào bông hẹ

Mực chiên muối tắc

Mực chiên có lớp vỏ giòn rụm, đậm đà, có vị chua mặn nhẹ và mùi thơm đặc trưng từ lá húng quế, đảm bảo món ăn này sẽ là mồi nhậu khá lý tưởng vào những ngày cuối tuần cho gia đình bạn.

mực chiên muối tắc

Xôi mực

Cho từng miếng xôi vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo của gạo nếp, cay thơm đậm đà của mực rim ăn mãi mà không thấy ngán. Với độ hấp dẫn và giá trị dinh dưỡng cao của món ăn này chắc sẽ chinh phục được cả những ai khó tính nhất.

xôi mực

Mực hấp gừng

Mực hấp gừng thơm ngon hấp dẫn, mực giòn thơm giữ được độ ngọt tự nhiên cùng với mùi vị cay nhẹ của gừng. Thật tuyệt vời đúng không nào!

mực hấp gừng

CÁCH BẢO QUẢN SÒ HUYẾT, SÒ LÔNG, SÒ ĐIỆP

Cách bảo quản sò huyết

Các loại sò là thực phẩm được yêu thích của nhiều gia đình bởi có thể chế biến thành nhiều món hấp, nướng,.. thơm ngon, hấp dẫn. Vậy bạn đã biết cách bảo quản sò đơn giản, đúng cách chưa? Hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp của Sea Travel mách bạn nhé!

1. Cách bảo quản sò huyết sống, tươi lâu

Nếu muốn bảo quản sò huyết tươi lâu thì phải chọn được những con sò huyết tươi ngon, chất lượng.

  • Khi mua sò huyết, bạn nên chọn những con có kích thước vừa phải, vì quá nhỏ thịt sẽ dai và quá to thì thịt sẽ không ngọt bằng.
  • Nếu dùng tay chạm vào vỏ ốc và thấy nó khép miệng nhanh thì nên chọn mua vì đây là sò huyết còn tươi.
  • Tránh chọn mua sò khép chặt miệng hay có mùi lạ, hôi vì đây là ốc đã cũ, hư.
Cách bảo quản sò huyết sống, tươi lâu

Ở nhiệt độ phòng

Cách 1

Sò huyết mua về bạn cho vào thau đựng, sau đó phun hơi nước trực tiếp vào các bề mặt của sò huyết.

Cách này có thể kéo dài thời gian sử dụng sò huyết trong vòng 1 ngày nếu bạn chưa chế biến sò huyết ngay lập tức. Đây cũng là phương pháp không ảnh hưởng đến kích thước, hương vị khi chế biến của sò huyết.

Ở nhiệt độ phòng - Cách 1

Cách 2

Cho sò huyết vào thau đựng, làm nhẹ tay và không cần chà rửa. Sau đó, bạn cho một lượng nước vừa phải vào thau để ngâm sò trong khoảng 15 phút.

Tránh ngâm quá lâu, dễ làm sò huyết ngộp và chết. Cách bảo quản này bạn nên sử dụng trong vòng 10 tiếng.

Bảo quản nhiệt độ phòng - Cách 2

Cách 3

Lấy một túi vải và cho sò huyết vào trong. Thỉnh thoảng bạn tưới lên túi vải một ít nước. Cách này có thể giúp bảo quản sò huyết trong vòng 3 ngày, vì sò huyết có thể sống rất lâu trong môi trường ẩm nước.

Với cách bảo quản này, bạn cần thường xuyên kiểm tra để tách các con đã chết ra và tránh ảnh hưởng tới những con còn lại.

Ở trong tủ lạnh

Cách 1

Rửa sạch sò huyết bằng nước muối, sau đó để ráo nước rồi cho vào hộp và vào ngăn mát trong tủ lạnh.

Bảo quản sò huyết trong tủ lạnh - cách 1

Cách 2

Trước hết bạn hãy ngâm sò huyết với nước vo gạo tầm 3 tiếng để loại bỏ bớt chất dơ bẩn bên trong.

Sau khi rửa sạch sò huyết, bạn hãy chuẩn bị một nồi nước sôi rồi chần sơ qua sò huyết. Để tránh làm mất dinh dưỡng của sò huyết, bạn chỉ nên chần sơ, tránh để mặt sò huyết bật ra.

Tiếp đến, hãy dùng muỗng hoặc dao nhọn tách lấy phần thịt của sò huyết. Khi tách phần thịt, bạn không nên bỏ đi phần máu trong sò huyết, bởi đây là phần dinh dưỡng nhất.

Cuối cùng, cho sò vào túi zip chân không hoặc hộp kín, sau đó, nếu sử dụng trong ngày thì hãy để sò vào ngăn mát và nếu dùng sò từ 7 – 10 ngày thì bạn nên để vào ngăn đá.

Bảo quản sò huyết trong tủ lạnh - Cách 2

2. Cách bảo quản sò lông

Giống với sò huyết, nếu muốn bảo quản sò lông tươi lâu đúng cách thì phải chọn được những con sò tươi ngon, chất lượng.

  • Khi chọn sò lông, bạn nên chọn những con to vừa phải, kích thước vừa ăn lại không quá dai.
  • Sò lông tươi ngon thường sẽ thò lưỡi ra ngoài, khi bạn chạm vào nó sẽ rụt lại.
  • Không nên mua sò chết, đã ngậm chặt miệng hoặc có mùi lạ và hôi.

Cách bảo quản sò lông

Bảo quản qua đêm

Trước khi bảo quản sò lông, bạn cần kiểm tra kỹ từng con và loại bỏ những con đã chết hay có mùi hôi. Để áp dụng cách bảo quản qua đêm, sò lông phải còn nguyên vỏ.

Đầu tiên, bạn ngâm sò lông với hỗn hợp nước muối hoặc ngâm với nước vo gạo từ vài giờ đến một buổi để chúng nhả hết chất bẩn ra ngoài. Sau đó tiến hành cọ rửa từng con một để làm sạch sò.

Tiếp đến, để sò lông ráo nước rồi bỏ vào hộp hoặc túi nilon. Cuối cùng, cho hộp hoặc túi nilon đó vào ngăn đá tủ lạnh.

Bảo quản qua đêm

Bảo quản vài ngày

Đầu tiên, phải đảm bảo sò lông còn nguyên vỏ và không có mùi hôi. Sau khi đã kiểm tra kỹ chất lượng sò lông, bạn cho sò lông vào túi vải rồi thỉnh thoảng tưới lên túi vải một ít nước là có thể bảo quản trong vòng 3 ngày.

Với cách bảo quản này, chỉ cần thường xuyên kiểm tra để tách các con đã chết ra và tránh ảnh hưởng tới những con còn lại.

Bảo quản vài ngày

Bảo quản nhiều ngày

Cách bảo quản hải sản nói chung và sò lông nói riêng chính là nuôi sống trong các hồ hoặc bể chứa.

Tuy nhiên cách này khó áp dụng tại nhà vì số lượng cần bảo quản không quá lớn, gây tốn kém và không tiện lợi.

Vì vậy, cách này thường được dùng cho những cửa hàng hải sản, nhà hàng,…

Bảo quản nhiều ngày

3. Cách bảo quản cồi sò điệp Nhật

Cách chọn mua sò điệp Nhật ngon

  • Sò điệp Nhật ngon, tươi sống là những con có vỏ hở nhẹ, khi chạm vào sẽ khép lại.
  • Nên chọn sò có vỏ và thịt vừa phải, mùi hương không khó chịu để đảm bảo vị ngon khi chế biến.
  • Không chọn sò đã chết, ngậm miệng và có mùi hôi khó chịu.
Cách chọn mua sò điệp Nhật

Sò điệp Nhật bảo quản được bao lâu?

Sò điệp Nhật có thể bảo quản được trong vài ngày nếu bảo quản đúng phương pháp. Sau khi mua về, bạn nên ngâm sạch sò với nước, sau đó để ráo, cho vào hộp và để vào trong tủ lạnh, lưu ý để xa các loại thực phẩm khác.

Sò điệp Nhật bảo quản được bao lâu

Cách bảo quản cồi sò điệp Nhật

Để thời gian bảo quản cồi sò điệp Nhật có thể kéo dài đến 2 năm, chúng thường được bảo quản trong nhiệt độ -18 độ C để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

Cách bảo quản cồi sò điệp Nhật

CÁCH BẢO QUẢN CUA BIẺN

Cách bảo quản cua biển sống, cua đồng và cua hoàng đế
Các cách bảo quản cua biển sống, cua đồng và cua hoàng đế đơn giản

Các loại cua như cua biển, cua đồng, cua hoàng đế,… có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bảo quản các loại cua đúng cách để giữ được độ tươi ngon của nó. Hôm nay, bạn hãy cùng chuyên mục Mẹo vào bếp của Sea Travel tìm hiểu một số cách bảo quản cua nhé!

1. Cách bảo quản cua biển
Cách bảo quản cua biển sống lâu

Để bảo quản cua biển sống lâu khi chưa chế biến liền thì trước tiên bạn cần lựa chọn những con cua biển còn tươi sống, các bộ phận của cua còn cử động và nguyên vẹn không bị rớt chân hay càng.

Bạn nên để cua ở nơi không có ánh nắng mặt trời, ẩm ướt và mát mẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể để cua trong một cái xô có nắp và chỉ đậy hờ xô lại để cho không khí vào, cua không bị chết ngạt.

Tránh trường hợp để cua bị ngập nước hay bọc trong túi kín vì cua sẽ dễ chết và khi chế biến thịt sẽ không còn săn chắc, tươi ngon nữa.

Cách bảo quản cua biển sống lâu
Cách bảo quản cua biển sống trong tủ lạnh

Nếu bạn muốn bảo quản cua biển còn sống vào trong tủ lạnh thì cần phải trải qua các giai đoạn sơ chế để bảo quản được lâu và giữ nguyên độ tươi của nó.

Khi mua cua về, bạn tuyệt đối không thả cua ngay vào nước mà nên để ở nơi mát mẻ, vẩy lên cua một chút nước và không tháo dây buộc cua. Tiếp theo, bạn lật yếm cua lên, dùng một cây dao có mũi nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng đến khi chân, càng của cua duỗi thẳng.

Sau đó, bạn bỏ các bộ phận mang cua và chỉ giữ lại phần thịt để chế biến. Tháo dây buộc cua và rửa cua thật sạch với nước nhiều lần và đem đi bảo quản.

Bạn có thể sử dụng một hộp nhựa, xếp cua vào và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 0 – 4 độ C. Với cách này sẽ phù hợp với những bạn muốn chế biến cua trong ngày.

Ngoài ra, có thể để cua trong một bịch hút chân không, cho vào ngăn đá tủ lạnh để giữ cua tươi thì bảo quản được từ 2 – 3 ngày.

Cua biển sống trong tủ lạnh

Cách bảo quản cua biển chín trong tủ lạnh

Đối với cua chín bạn nên bỏ vào các túi hút chân không hoặc túi đựng thực phẩm chuyên dụng và cho vào ngăn đá tủ lạnh sẽ bảo quản được trong vòng 2 – 5 ngày.

Khi bảo quản, bạn tuyệt đối không được tách thịt cua ra vì sẽ dễ khiến thịt cua bị khô cứng. Với cách bảo quản này cua vẫn sẽ giữ được độ tươi ngon và các chất dinh dưỡng tự nhiên vốn có của nó.

Cua biển chín trong tủ lạnh

Cách bảo quản cua biển đông lạnh

Đối với cua sống

Khi mua về, bạn nên để vào rổ hoặc nơi khô thoáng, phủ lên cua một miếng khăn ẩm để giữ nước cho cua sẽ bảo quản khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, bạn nên chế biến nhanh và không để quá lâu sẽ mất đi độ ngọt, độ tươi của cua.

Cua biển sống đông lạnh

Đối với cua không còn sống

Cua khi mua về không còn sống bạn chưa thể chế biến ngay thì hãy bỏ vào túi hút chân không, bao kĩ phần miệng túi và bỏ ngay vào ngăn đông của tủ lạnh.

Cua biển không còn sống đông lạnh

Cách bảo quản cua biển tươi sống đi xa

Cua biển tươi sống muốn gửi đi xa thì bạn cần chọn những con chất lượng, còn tươi ngon, có màu xám và ấn vào phần yếm cua thấy cứng, chắc là được.

Trước khi vận chuyển cua đi xa nên cột chặt hai càng cua, để cua vào thùng xốp có khoét lỗ để không khí vào thùng và phủ lên một lớp vải ẩm để giữ cua không bị mất nước trong quá trình di chuyển.

Sau khi vận chuyển đến nơi thì bạn cần cho cua vào xô đã nhúng qua nước, đậy nắp hờ, vẩy nước và cua có thể sống trong khoảng 1 tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn nên tranh thủ chế biến để đảm bảo độ tươi ngon cho món ăn.

Cách bảo quản cua biển tươi sống đi xa

2.Cách bảo quản cua đồng

Cách bảo quản cua đồng tươi

Cua đồng tươi khi mua về nếu chưa chế biến bạn có thể bảo quản bằng cách chuẩn bị một thau nhôm chứa lượng nước vừa đủ, xếp vào đó khoảng 3 cục gạch đỏ rồi cho cua vào.

Với cách bảo quản này bạn có thể bảo quản cua còn tươi sống trong khoảng thời gian vừa đủ để kịp thời chế biến.

Cách bảo quản cua đồng tươi

Cách bảo quản cua đồng đã xay

Đối với cua đồng đã xay, bạn nên cho túi nilon hút chân không, giữ thật kín miệng túi và cho vào ngăn đông tủ lạnh để bảo quản.

Với cách này bạn có thể để cua trong khoảng 1 tuần mà dinh dưỡng của cua không bị mất đi. Khi nấu chỉ cần lấy ra rã đông là có thể chế biến như bình thường.

Cách bảo quản cua đồng đã xay

3.Cách bảo quản cua hoàng đế

Cua hoàng đế khi mua về thì bạn cũng cần sơ chế tương tự như cua biển rồi mới đem đi bảo quản trong tủ lạnh. Bạn cho cua vào hộp nhựa hoặc túi hút chân không và cho vào ngăn mát tủ lạnh nếu chế biến trong ngày.

Nếu bạn muốn bảo quản thời gian lâu hơn thì nên cho vào ngăn đông tủ lạnh từ 0 – 4 độ C. Ngoài ra, nếu nhà không có tủ lạnh thì bạn chuẩn bị một thùng xốp chứa nước muối pha loãng, bọc kín cua lại, xếp vào thùng và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Cách bảo quản cua hoàng đế

4Cách chọn mua cua biển tươi ngon

  • Khuỷu càng cua: Chọn những con cua có phần khuỷu càng cua hiện rõ màu hồng đậm hoặc màu đỏ.
  • Mai của cua: Chọn cua có phần mai cua hiện rõ nhiều vân, săn chắc và khi dùng tay bóp nhẹ vào thì cử động linh hoạt.
  • Kẻ hở giữa mai và yếm cua: Dùng dao có mũi nhọn chọt vào kẻ hở giữa mai và yếm cua để nhìn rõ phần màu bên trong và màu bên trong cua càng đỏ càng tốt.
Cách chọn mua cua biển tươi ngon

CÁC LOẠI CÁ BIỂN TỐT CHO BÀ BẦU GIÚP BÉ THÔNG MINH

Mẹ có biết rằng dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là nền tảng để bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng theo từng giai đoạn của thai kỳ và kể cả sau sinh để tạo điều kiện cho con phát triển mọi mặt. Một trong những thực phẩm được khuyến cáo sử dụng nhiều nhằm hỗ trợ phát triển não bộ thai nhi là cá. Các loại cá biển tốt cho bà bầu này chính là nguồn chất béo tự nhiên mà mẹ không nên bỏ qua.

Bà bầu có nên ăn cá trong thai kỳ?

Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết có nên ăn cá trong thai kỳ không? Câu trả lời là có. Ăn cá giúp bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất giúp mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lưu ý nên bổ sung cá vừa phải, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra cũng nên tránh những loại cá có chứa thủy ngân được khuyến cáo không nên sử dụng đối với mẹ bầu. Vậy bà bầu ăn cá có tác dụng gì? Nên ăn những loại cá nào? Cùng Gani tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Lợi ích khi ăn cá đối với mẹ bầu

Sử dụng cá trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu bổ dung nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và thai nhi. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên bổ sung đều đặn là bởi:

  • Hàm lượng protein trong cá giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hệ xương, tóc, da và cơ bắp của bé sẽ được thúc đẩy phát triển hiệu quả.
  • Bổ sung cá tức là mẹ bầu đã giúp bổ sung DHA cho thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra trong cá có chứa hàm lượng DHA cao giúp não bộ của em bé thông minh hơn. Bà bầu nên bổ sung thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Cá còn có tác dụng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.
  • Bổ sung cá trong thực đơn hàng ngày giúp mẹ bầu ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và tốt cho hệ tim mạch.
  • Bổ sung cá thường xuyên giúp mẹ bầu bổ sung canxi hiệu quả, giảm đau lưng, đau cơ, chuột rút.
  • Ăn cá thường xuyên trong thai kỳ cũng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non hiệu quả.

Gợi ý các loại cá biển tốt cho bà bầu

Cá được biết đến là thực phẩm cực kỳ tốt cho phụ nữ mang thai và sự phát triển thai nhi vì chứa nhiều DHA, Omega 3, khoáng chất, vitamin. Không chỉ vậy, các chất này giảm thiểu nguy cơ sinh non, trầm cảm, giúp não bộ hoàn thiện và thúc đẩy hệ thần kinh phát triển, tăng cường thể chất ngay trong giai đoạn thai kỳ.

Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng, một số cá chứa lượng lớn thủy ngân không tốt cho sức khỏe mẹ, ảnh hưởng não bộ của bé. Vì thế mẹ nên chọn các loại cá biển tốt cho bà bầu dưới đây để hỗ trợ thai nhi phát triển bình thường, mẹ khỏe mạnh:

Cá trích

Cá trích có nhiều vitamin A, vitamin D, acid folic, canxi, Omega 3 tốt cho sức khỏe bà bầu và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, trong cá trích hoàn toàn không có thủy ngân nên mẹ sử dụng thường xuyên đảm bảo an toàn cho sức khỏe, con sinh ra khỏe mạnh, thông minh. Vì cá trích cho khá nhiều xương nên cách chế biến thông dụng nhất chính là chiên giòn.

Cá Trích

Cá cơm

Tuy kích thước nhỏ nhưng cá cơm lại được liệt kê vào danh sách các loại cá biển cần thiết cho bà bầu và sự hoàn thiện trí não của thai nhi. Trong cá cơm chứa nhiều canxi, acid folic, Omega 3, canxi và hàm lượng thủy ngân thấp nên mẹ bầu yên tâm sử dụng trong suốt thai kỳ và sau khi sinh. Để tăng khẩu vị làm phong phú bữa ăn có thể làm thành món cá cơm kho tiêu, cá cơm hấp, cá cơm nấu canh…

CÁ CƠM - CÁ TƯƠI LONG HẢI

Cá thu nhỏ

Các loại cá biển tốt cho bà bầu mà các mẹ có thể sử dụng hàng ngày chính là cá thu nhỏ. Với lượng lớn acid béo Omega 3, ít thủy ngân nên khi dùng cá thu nhỏ sẽ đảm bảo sức khỏe, an toàn cho thai nhi.

Cá Thu Dài Tươi ( Thu Phấn)

Bên cạnh đó cá thu nhỏ chứa nhiều vitamin, các chất sắt, canxi, kẽm… cần cho não bộ, thị lực của thai nhi. Đặc biệt nó còn giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ sinh non và hạn chế bệnh trầm cảm thường gặp sau sinh con. Mẹ bầu chỉ nên ăn cá thu nhỏ lượng thủy ngân ít hơn nhiều so với cá thu lớn.

Một số loại cá mẹ bầu không nên sử dụng

Như đã đề cập ở trên, không phải loại cá biển nào mẹ bầu cũng dùng được vì trong nó có chứa độc tố nguy hiểm nhất là thủy ngân. Một khi cơ thể bà bầu hấp thu thức ăn có chứa chất ngày hệ thần kinh non nớt của thai nhi sẽ bị phá hủy, để lại nhiều di chứng cực kỳ nguy hiểm về ngôn ngữ và thể chất của trẻ. Khi mang thai mẹ bầu nên tránh xa các loại cá biển dưới đây:

  • Cá ngừ tuy có lượng lớn acid béo cùng một số dưỡng chất cần thiết nhưng lại chứa lượng lớn thủy ngân.
  • Cá kiếm, cá thu lớn, cá mập được FDA khuyến cáo không nên ăn khi có thai vì hàm lượng thủy ngân cao, phá hủy não bộ thai nhi.
  • Cá nóc chứa chất độc trong gan là hepatoxin và trong buồng trứng là tetrodotoxin nếu ăn phải rất nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong.

Cá khô, cá hộp ít dinh dưỡng lại không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển của con. [1]

Hướng dẫn cách chọn cá tươi ngon

Cá tươi luôn là nguồn dưỡng chất dồi dào, cho ra nhiều công thức nấu ăn ngon. Muốn có được con cá tươi, chế biến ngon đúng chuẩn mẹ cần nhớ những nguyên tắc dưới đây:

  • Tránh mua cá chứa hàm lượng thủy ngân.
  • Mua cá tại những địa chỉ đảm bảo.
  • Cá không có mùi lạ, thịt cá chắc.
  • Cá mang còn tươi đỏ, mắt trong có vảy sáng và phần bụng còn nguyên vẹn, không bị giập nát.

Các loại cá biển tốt cho bà bầu luôn được xem là nguồn thực phẩm chứa các dưỡng chất tự nhiên như DHA, Omega 3, khoáng chất, vitamin được khuyến khích sử dụng. Đây là nguồn DHA, Omega 3 giúp não bộ trẻ phát triển toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh sử dụng cá mẹ nên có thêm một menu khoa học với nhiều dưỡng chất hỗ trợ phát triển não bộ thai nhi.

Những lưu ý bà bầu cần nhớ khi chế biến cá trước khi ăn

Hệ tiêu hóa của mẹ bầu trong thai kỳ khá nhạy cảm. Vì thế mẹ bầu nên chú ý trong khâu chế biến để tránh đau bụng, tiêu chảy và ảnh hưởng tới thai nhi. Cụ thể:

  • Cá hay các loại hải sản khác đều phải nấu chín kỹ, tránh sống, tái để đảm bảo vệ sinh an toàn cho mẹ bầu.
  • Trước khi chế biến nên chú ý sơ chế sạch sẽ, làm sạch với muối để hạn chế các loại vi khuẩn, sán.
  • Nếu chưa kịp ăn ngay hãy làm sạch và bảo quản trong tủ lạnh. Tuy nhiên không nên để quá lâu mới nấu.
  • Cá nên hấp, nấu canh hoặc kho thay vì chiên rán để tránh lượng dầu mỡ cho mẹ bầu. Nhất là những mẹ bầu đang tăng cân quá nhiều.
  • Với các mẹ bầu dị ứng mùi cá tanh, nên ướp thêm các loại gia vị như gừng, rượu… để giảm mùi tanh giúp mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.

Cá rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi nên hãy chú ý chế biến giúp đảm bảo vệ sinh và dinh dưỡng cho mẹ bầu. Ngoài cá, mẹ bầu có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng trong thai kỳ như Prenacy Gold để giúp thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt.

TÌM HIỂU CÁ CƠM

Việt Nam nổi tiếng với đường bờ biển dài từ bắc vào nam 3.260 km. Thời tiết nắng ấm quanh năm nên nước ta phát triển mạnh về du lịch và ngư nghiệp. Từ khu vực miền Trung trở vào trong Nam, nghề cá, làm nước mắm và làm muối rất phổ biến với nhiều cơ sở chế biến uy tín lâu đời. Nhờ những lợi thế về địa lý, vùng biển nước ta phân bố nhiều loại cá cơm – loại cá thân nhỏ, thơm ngon và có nhiều chất đạm, giá trị dinh dưỡng cao.

Loài cá này cũng chính là bí quyết để tạo ra những chai nước mắm. Những món cá cơm khô ăn thơm ngon trở thành đặc sản nức tiếng. Vậy có bao nhiêu loại cá cơm ở Việt Nam? Và giá trị dinh dưỡng cũng như những giá trị của nó trong công nghiệp cá cơm khô như thế nào? xin mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi!

1. Cá cơm là loại cá gì?

Cá cơm thuộc họ cá trổng, kích thước khoản bằng đầu chiết đũa. Là những loài cá chủ yếu sống ở nước mặn thành từng đàn rất lớn có thế lên đến tới hàng trăm tấn, có một số loài sống ở nước lợ.

Ở Việt Nam, nó có tên gọi là cá cơm do hình dáng nhỏ nhắn chiều dài chỉ từ 12 – 50 cm – nhỏ như chiếc đũa ăn cơm. Ngoài ra người dân còn gọi cá cơm với tên gọi khác là cá nờm.

Cá cơm thường được ngư dân đánh bắt từ khu vực Thanh Hóa trở vào trong Nam. Tùy từng địa phương khác nhau mà thời gian khai thác cá cơm cũng khác nhau.

Nếu như ở khu vực gần Thanh Hóa cá cơm chỉ có vào mùa nước cạn, khoảng tháng ba âm lịch. Thì ở khu vực Quảng Trị cá cơm sẽ được khai thác từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch. Khu vực Nha Trang, đặc biệt là Cá Cơm Phú Quốc được khai thác 2 vụ tháng 7 – 8 là vụ cá nam và tháng 10 – 11 là vụ cá bắc.

Cá cơm thường xuất hiện thành bầy đàn lớn và ăn sinh vật phù du ở tầng nước mặt. Có giá trị dinh dưỡng rất cao rất tốt cho mọi lựa tuổi. Cho nên cá cơm là món ăn rất hay thường thấy trong bữa ăn của các gia đình việt .

2. Các loại cá cơm ở Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, do những lợi thế về địa lý. Ở Việt Nam có rất nhiều loại cá cơm sinh trưởng và sinh sống từ Bắc vào Nam. Trong đó có một số loại cá cơm phổ biến sau đây:

2.1 Cá cơm trắng

Cá cơm trắng có tên gọi tiếng Anh là Spined anchovy, White anchovy hay Stolephorus tri     

Là loại cá cơm được sử dụng làm những loại nước mắm ngon nhất. Cá cơm trắng có thân dài, dẹp bên và ngắn chỉ từ 4 – 5cm, nhỏ nhất trong các loại cá cơm. Đầu cá cơm trắng t­ương đối to so với thân ,mõm ngắn.

Mắt cá to, không có màng mỡ mắt, khoảng cách hai mắt lớn. Khe mang rộng, l­ược mang dài và nhỏ. Vẩy tròn, nhỏ, rất dễ rụng. Cá cơm trắng có một vây l­ưng nhỏ, nằm ở sau vây bụng, tr­ước vây hậu môn. Đúng như tên gọi, cá cơm trắng có thân màu trắng, bên thân có một sọc dọc màu trắng bạc. Các vây màu trắng, riêng vây bụng màu xanh rất dễ nhận biết.

2.2 Cá cơm thường

Cá cơm thường hay còn có tên gọi tiếng Anh là Commerson Anchovy hoặc Stolephorus commersonii

Cá cơm thường phân bố rộng và có số lượng lớn. Dễ khai thác, giá trị thành phẩm rẻ hơn những loại cá cơm khác. Thông thường thân cá dài từ 5 – 7cm, thân cá dẹp bên. Đầu cá cơm thường to. Chiều dài thân gấp 4,4 – 5,2 lần chiều cao thân và 4,2 – 5,0 lần chiều dài đầu. Mắt to, không có màng mỡ mắt, khoảng cách hai mắt lớn. Vây hậu môn to, dài. Thân màu trắng, trên đầu có hai chấm màu xanh lục, bên thân có một sọc dọc màu trắng bạc.

2.3 Cá cơm sọc tiêu

Cá cơm sọc tiêu có tên gọi tiếng Anh là Stolephorus tri

Thân hình thon dài, hơi dẹp ngang. Mõm nhô ra và hơi nhọn. Điểm cuối cùng của xương hàm trên nhọn và dài đến khe mang. Eo mang kéo đến viền sau của màng mang. Lườn bụng có từ 5-7 vảy gai giữa vây ngực và vây bụng, trong đó có một gai nằm giữa hai vây bụng. Thân phủ vảy tròn, dễ rụng không có đường bên. Thân có màu kem nhạt khi mất vảy, một sọc ánh bạc dọc hông.

Cá cơm sọc tiêu là loại cá làm nên thương hiệu của nước mắm Phú Quốc. Bởi chỉ duy nhất tại Phú Quốc có thể khai thác được loại cá này.

2.4 Cá cơm đỏ 

Cá cơm đỏ có tên gọi tiếng Anh là Apogen Aureus Lacep

Cá cơm đỏ khi làm nước mắm cho ít nước nhưng màu trà đỏ rất đẹp, thơm vị thịt heo luộc rất ngon và đậm đà. Cá cơm này, xuất hiện từ tháng 5 cho đến tháng  9 âm lịch với số lượng ít nên khai thác trữ lượng không nhiều. Tương tự như cá cơm trắng, thành phẩm cá cơm đỏ có giá mắc hơn những loại cá cơm khác.

Cá cơm than (còn phổ biến với tên gọi cá cơm đen, cá cơm Trung Hoa – tên tiếng Anh là Gray Anchovy, Chinese Anchovy. Tên khoa học là Stolephorus Chinesis – Gunther, 1880).

2.5 Cá cơm than

Cá cơm than có mình hình trụ tròn, thịt mềm, thân dài chừng 6 – 8cm. Có hai sọc đen chạy dài khắp 2 bên lườn. Cá cơm than mắt rất to, không có màng, khoảng cách hai mắt lớn. Khe mạng rất rộng, 2 hàm đều có răng nhỏ. Cá cơm than thường phân bổ khu vực miền Trung. Được người dân gọi là cá cơm than để phân biệt với các loại cá cơm khác mình trắng, nhỏ.

Trên đây là những loại cá cơm phổ biến phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra còn có cá cơm sọc phấn, cá cơm phấn chì, cá cơm lép,…Tùy theo sở thích mà được đánh giá về mức độ ngon khác nhau. Trong đó cá cơm than, cá cơm sọc tiêu, cá cơm trắng, cá cơm đỏ được nhiều đơn vị làm nước mắm. Và chế biến thực phẩm chế biến thành đặc sản.

Cá cơm có nhiều axit béo omega-3protein, vitamin và khoáng chất giúp duy trì sức khỏe tốt. Chúng chứa canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali, natri và kẽm. Cá cơm là một nguồn giàu vitamin như thiamin, riboflavin, niacin, folate, vitamin C, B12, B6, A, E và K. Những loại cá này cũng chứa chất béo và cholesterol tốt.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng liên kết peptid trong cá cơm thấp và phân phối đều. Vì vậy lượng protein của cá dễ hấp thu và đồng hóa nhiều hơn so với thịt.

Lợi ích sức khỏe cá cơm

Cải thiện sức khoẻ tim mạch

Cá cơm chứa một lượng lớn chất béo không bão hòa đa. Có thể làm giảm cholesterol LDL (có hại) giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

Cải thiện sức khoẻ xương

Các vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong cá cơm cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bao gồm giúp xây dựng xương chắc khỏe và ngăn ngừa chứng loãng xương và các tình trạng bệnh lí xương khác.

Canxi và vitamin A, được tìm thấy trong cá cơm có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của xương. Có lợi trong việc chống lại sự thoái hóa xương. Canxi cũng có vai trò không thể thiếu trong việc bảo vệ răng khỏi sự suy yếu và giữ cho răng khỏe mạnh.

Sức khỏe mắt

Cá cơm giàu vitamin A, giúp tăng cường sức khỏe cho mắt. Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, cũng như đục thủy tinh thể. Vì vậy ăn cá cơm góp phần bảo vệ đôi mắt của bạn.

Giàu sắt

Cá cơm giàu sắt giúp tăng cường cung cấp oxy và lưu thông máu trong cơ thể.

Nguồn bổ sung tốt Selenium

Selenium dồi dào có trong cá cơm giúp kích hoạt các enzym khác nhau. Tham gia vào nhiều quá trình sinh lý bao gồm chức năng tuần hoàn và sản xuất hormone tuyến giáp.

Giàu Niacin & Vitamin B12

Lượng vitamin B12 và niacin dồi dào trong cá cơm giúp duy trì chức năng hệ thần kinh khỏe mạnh. Các vitamin này cũng giúp ngăn ngừa trầm cảm, mệt mỏi, lú lẫn, tổn thương dây thần kinh.

Một số lợi ích khác bao gồm:

Ít hóa chất: cá đánh bắt tự nhiên hạn chế tiếp xúc hóa chất độc hại so với các loài cá nuôi. Mặt khác cá nhỏ thường mang trong mình ít độc tố hơn. Đặc biệt là do vòng đời ngắn nên chúng thường ít bi phơi nhiễm hóa chất và độc tố so với các loài cá lớn.

Chống viêm: đặc tính chống viêm mạnh của Axít béo Omega-3 trong cá cơm.

TÌM HIỂU CÁ ĐỔNG

Cá đổng cờ được biết đến là một giống cá biển có giá trị kinh tế cao. Chúng được khai thác với mục đích thương mại ở nhiều nước trên thế giới. Với chất thịt ngon, dày, ít xương, dễ ăn, cá đổng cờ đã chinh phục được nhiều người tiêu dùng, ưa chuộng và lựa chọn chúng để chế biến bữa ăn cho gia đình. 1. Nguồn gốc của cá Đổng Cờ Cá đổng cờ hay nhiều vùng miền còn gọi là cá hường biển, có tên tiếng Anh là Nemipterus furcosus,.. Loài cá này được mô tả và gọi tên vào năm 1830 bởi nhà động vật Valenciennes. cá Đổng Cờ Hình ảnh cá Đổng Chúng thuộc lớp cá vây tia và là loài cá được khai thác, đánh bắt từ lâu. Cá Đổng xuất hiện lần đầu tại Thái Bình Dương

2. Đặc điểm của cá Đổng biển

Cá đổng biển là giống cá có vảy tròn, nhỏ và bao phủ toàn bộ cơ thể. Chúng có thân hình dẹt, thân dài. Phần đầu thuôn, mõm dài. Đôi mắt đen, tròn giúp chúng định hướng và quan sát tốt hơn. Cơ thể cá được bao bọc bởi lớp vảy màu hồng, xen kẽ những dải màu bạc óng ánh. Vùng bụng có màu trắng bạc. Những dải sọc màu vàng kéo dài từ vùng thân tới phần cuối vây đuôi. Cá đổng có phần vây lưng dài, mỏng, màu trắng, xen viền xung quanh có màu vàng nhạt, xen lẫn chút sắc đỏ xung quanh. Vây ngực ngắn, xẻ thùy, có màu trắng trong, viền màu vàng. Đặc điểm của cá Đổng biển Cá đổng cờ thường có kích thước khá lớn so với một số giống cá biển trong bộ cá vược. Khi đến tuổi trưởng thành, chúng thường đạt kích thước dao động 16 – 20cm, cũng có những cá thể dài tới 24cm, cân nặng khoảng 500g. Cá đổng cờ là loài động vật ăn tạp. Món ăn ưa thích của chúng là các loài động vật nhuyễn thể, cá, mực nhỏ,..

3. Cá Đổng hồng sống ở đâu?

Cá đổng hồng vốn là loài cá biển. Chúng thường sinh sống ở những khu vực nhiệt đới, nơi biển sâu từ 8 – 110m. Chúng ẩn mình nơi đáy cát, bùn, sống trong các rạn san hô dày. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy loài cá này ở tại các cửa sông, cửa biển.

TÌM HIỂU CÁ ĐUỐI

Cá đuối - Những công dụng thần kỳ của cá đuối với sức khỏe 14
 

Cá đuối tên tiếng anh là Ray. Trong 10 năm trở lại đây loài cá đuối nước ngọt xuất hiện ngày một nhiều tại nước ta. Nhiều người cũng có thú vui mua cá đuối về để nuôi tại nhà.

Có thể bạn không biết loài cá này đã có mặt trên trái đất cách đây hơn 300 triệu năm.

Cá đuối có xương không?

Cá đuối - Những công dụng thần kỳ của cá đuối với sức khỏe 15
Cá đuối có xương không?

Cá đuối thực chất là tên gọi chung của nhiều loài cá như cá ó, cá đao… Loài cá này có thân hình mỏng và dẹt, đầu chúng tương đối nhỏ, có đuôi nhỏ, dài.

Hầu hết các loài cá đuối đều không có xương, hầu hết chỉ là sụn cứng nên thịt chúng rất ngon, ngọt, bùi. Trong thịt cá đuối cũng chứa rất nhiều chất calo

Cá đuối sống ở đâu

Cá đuối - Những công dụng thần kỳ của cá đuối với sức khỏe 16
Cá đuối sống ở đâu

Cá đuối sống chủ yếu dưới đáy biển. Tùy thuộc vào từng vùng biển khác nhau mà vị trí cá đuối sinh sống và phân bố sẽ khác nhau.

Hiện chúng có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, có thể sống trong điều kiện môi trường nhiệt đới, cận nhiệt đới hay các khu vực có nhiệt độ lạnh giá

Nếu như các loài cá biển thường sử dụng miệng và mang để lấy nước hít thở thì cá đuối lại hoàn toàn khác. Chúng sử dụng các lỗ thở trên thân mình để hút và đẩy nước ra bên ngoài

Cá đuối có độc không

Cá đuối - Những công dụng thần kỳ của cá đuối với sức khỏe 17
Cá đuối có độc không

Trên thực tế cá đuối có loài có độc có loài lại không mang độc. Điển hình nhất là loài cá đuối gai độc.

Chúng thường có xu hướng tiếp cận các khu vực ven bờ biển cũng như tiếp cận các tàu bè để tìm kiếm thức ăn từ các mồi câu của ngư dân

Tại Nha Trang cũng đã ghi nhận rất nhiều trường hợp du khách bỏ mạng do bị cá đuối chích. Vậy nên, nếu có đi du lịch biển nghỉ dưỡng thì bạn cũng nên chú ý tránh các loài cá đuối ra nhé.

Nếu không có kinh nghiệm sẽ không thể tự phân biệt được loài nào có độc, loài nào không

Lợi ích của cá đuối nước ngọt

Cá đuối - Những công dụng thần kỳ của cá đuối với sức khỏe 18
Lợi ích của cá đuối nước ngọt

Cá đuối bên cạnh lợi ích làm thực phẩm bổ sung hàm lượng protein, đạm, các chất dinh dưỡng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người.

Theo Đông y, cá đuối có vị ngọt, tính bình, hơi độc, tác dụng trị chứng đi tiểu buốt gắt, trắng đục, tiểu ra dưỡng chấp, “bạch trọc”, viêm sưng đau tinh hoàn, âm hộ do thấp nhiệt… Trị chứng thấp nhiệt viêm tiết niệu, sỏi thận tiết niệu, viêm phần phụ, viêm đại tràng, viêm gan vàng da, các chứng liên quan thấp nhiệt, huyết ứ, đau.

Chữa chứng tiểu đục “bạch trọc”: Dùng bài “Lẩu cá đuối”: cá đuối, thơm, cà chua, me, măng chua, đậu phụ; rau ăn lẩu như đậu bắp, bắp chuối, hoa lý, rau ngổ, ớt, gia vị vừa đủ. Công dụng: thanh thấp nhiệt, dưỡng tỳ thận… Trị chứng viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu, lở ngứa, hoàng đản đi tiểu vàng đậm…

Chữa lở ngứa hai chân do thấp nhiệt. Dùng bài “Cá đuối nấu lá giang”: cá đuối, lá giang, đậu bắp, hoa chuối, cà chua, giá đậu, rau khèo nèo, rau đắng, tàu mùng, ớt, gia vị vừa đủ nấu ăn… Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, dưỡng huyết… dùng trị chứng tiểu ra sạn, viêm tiết niệu.

Chữa chứng vàng da do thấp nhiệt. Dùng bài “Cá đuối xào lăn”: cá đuối, hành tây, ngò om, nghệ, nấm mèo, miến dong, đậu phộng rang, nước cốt dừa, sả, ớt, gia vị vừa đủ xào ăn. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ thận… Trị chứng đi tiểu vàng, mệt mỏi, tăng men gan, các chứng tỳ thận.

Chữa sỏi tiết niệu (thạch lâm). Dùng bài “Cá đuối nấu măng chua”: cá đuối, măng chua, cà chua, dọc mùng, dứa, giá đậu, ngò gai, gia vị vừa đủ… Công dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, bài thạch… dùng trị chứng thấp nhiệt, tiểu buốt gắt, tiểu khó, phì đại tuyến tiền liệt, viêm gan vàng da, men gan tăng ăn đều tốt.

Chữa viêm đại tràng: Dùng bài “Cá đuối om dưa chua”: cá đuối, dưa muối chua, cà chua, hành tươi, tiêu, ớt, gia vị vừa đủ nấu om ăn. Công dụng: kiện tỳ, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm… Trị chứng, đại tiểu tiện không thông, tiểu vàng, tăng men gan.

Chữa bí tiểu: Dùng bài “Cá đuối nấu lá giang”: cá đuối, lá giang, thơm, cà chua, ngũ om, ngò gai, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn… Công dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, ích tỳ thận… Trị chứng viêm tiết niệu, lở ngứa mông đùi, hai chân và các chứng thấp nhiệt.

Chữa viêm mào tinh hoàn. Dùng bài “Canh chua cá đuối”: cá đuối, cà chua, dứa, me, hoa chuối, giá đậu, đậu bắp, rau ngổ, hành, ớt, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ hư, thanh thấp nhiệt. Trị tiểu tiện không lợi, viêm tiết niệu, viêm phần phụ, lở ngứa, mụn nhọt do nhiệt ứ.

Chữa phì đại tuyến tuyến liệt do thấp nhiệt. Dùng bài “Cá đuối om rau cần”: cá đuối, rau cần, cà chua, thì là, rau ngổ, hành lá, đậu bắp, ớt, gia vị vừa đủ om ăn. Công dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, dưỡng tỳ thận… Trị chứng bí tiểu, viêm tiết niệu, tăng huyết áp, đàm trọc huyết ứ, chứng  thấp nhiệt.

Phân loại các dòng cá đuối

Họ cá đuối có rất nhiều loại nhưng trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ phân tích 3 dòng cá đuối nổi bật nhất là: Cá đuối gai độc, cá đuối sao và cá đuối dơi

Cá đuối gai độc

Cá đuối - Những công dụng thần kỳ của cá đuối với sức khỏe 19
Cá đuối gai độc

Cá đuối gai độc là loài cá nhanh nhẹn nhất trong họ cá đuối chúng có tên khoa học là Dasyatis Violacea.

Loài cá này di chuyển nhanh, nếu nhìn thoáng qua sẽ có cảm giác chúng đang bay trong nước.

Đặc biệt khi bơi dưới đáy biển cá đuối gai độc biết chủ động vùi cơ thể mình dưới lớp cát mỏng. Điều này giúp chúng nguy trang để trốn tránh kẻ thù và săn bắt con mồi

Cá đuối gai độc được tạo hóa ưu ái ban tặng những mũi gai độc ở đuôi. Chúng thường sử dụng những chiếc đuôi ma thuật của mình để nhắm vào kẻ thủ

Cá đuối sao

Cá đuối - Những công dụng thần kỳ của cá đuối với sức khỏe 20
Cá đuối sao

Cá đuối sao còn có tên gọi khác là cá đuối xanh. Về cơ bản hình dáng loài cá đuối sao trông khá giống loài cá đuối thông thường duy chỉ khác trên cơ thể chúng có các đốm xanh biển chấm trên thân.

Chúng sống chủ yếu ở ven sông, hồ. Món ăn khoái khẩu của cá đuối sao là tôm nhỏ, rươi, cá con.

Loài cá này có Lỗ mũi to, miệng cũng rất nhỏ, phần đầu có nhiều gai

Vây bụng tương đối nhỏ. Đuôi hẹp, ngắn, dài độ 1.5 lần chiều rộng của hân, có 1 gai đuôi, màng da dưới đuôi rộng dài, kéo dài đến mút đuôi, ở phía trên giữa sống đuôi có 1 đường gờ.

Cá ó dơi ( Cá đuối quỷ)

Loài cá ó dơi còn có tên gọi khác là cá đuối quỷ khổng lồ vốn có xuất xứ từ vùng biển Địa Trung Hải. Chúng xuất hiện nhiều nhất là ở Đại Tây Dương.

Về hình dáng loài cá đuối quỷ đen này có thân hình to lớn hơn nhiều so với cá ó dơi nhỏ. Kích thước cơ thể chúng có thể lên tới 5,2m, đuôi có nhiều gai

TÌM HIỂU CÁ ĐỤC

1 .Nguồn gốc cá

Cá đục (Danh pháp khoa họcSillaginidae) là một họ cá biển trong bộ Cá vược. Ở Việt Namcá đục được ghi nhận là có ở vùng biển Bình Thuận và còn được gọi là cá đục vàng, trong đó vùng biển có cá đục ngon và nhiều nhất là La Gi.

2.Đặc điểm hình thái, sinh học của cá

Cá đục thuộc loại cá biển, dài khoảng 10–15 cm thân to bằng ngón tay cái, sống gần bờ biển, chúng có hình dạng tương tự loài cá bống nước ngọt.

Đặc điểm của loại cá đục là nhỏ, dài khoảng 10–15 cm, thon, có vảy ánh màu xà cừ nên có khi còn gọi là cá đục bạc.

cá đục tươi sống

3.Giá trị dinh dưỡng

Thịt cá đục khá ngon, tương tự cá bống nước ngọt. Đặc điểm của loại cá đục là nhỏ, dài khoảng 10–15 cm, thon, có vảy ánh màu xà cừ nên có khi còn gọi là cá đục bạcCá đục có thể chế biến được rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu như mùa nào cũng hiện diện.

TÌM HIỂU BẠCH TUỘC

Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào. Bạch tuộc có thể điều khiển đồ vật, giải toán khó, giao tiếp với loài khác khiến một số nhà nghiên cứu cho rằng chúng đến từ ngoài hành tinh.

Có khoảng 300 loài bạch tuộc đã được các nhà khoa học phát hiện trong thế giới đại dương rộng lớn. Và loài động vật không xương sống này cũng ẩn chứa rất nhiều điều thú vị khiến các nhà khoa học không khỏi kinh ngạc.

Bạch tuộc

1. Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, có cấu tạo cơ thể thân mềm gần giống với loài mực ống. Cấu trúc cơ thể bạch tuộc là loại không xương, không có vỏ ngoài cứng nên loài động vật này có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Phần cứng duy nhất của bạch tuộc có hình dạng giống mỏ vẹt, nằm dưới đầu, giữa 8 cánh tay.

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda

2. Bạch tuộc có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn vậy. Nhưng thực tế thì cái mà chúng ta vẫn gọi là đầu của bạch tuộc đó lại chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.

3. Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt.

4. Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.

5. Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp loại là loài động vật thông minh nhất. Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp, hơn 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua. Các tua bạch tuộc có những phản xạ phức tạp với sự điều khiển của ít nhất ba cấp độ của hệ thần kinh.

Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt

6. Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng giống như giác hút giúp bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình và hình dạng của những thứ nó bám vào.

7. Tay của bạch tuộc có thể mọc lại khi bị mất.

8. Các loài bạch tuộc thường thích chạy trốn hơn là quay lại đánh nhau với kẻ thù, chúng thường tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành phản lực để đẩy cả cơ thể của chúng về phía trước nhằm tìm đường trốn chạy khỏi kẻ thù. Tốc độ của chúng vào khoảng 25km/h.

Bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn

9. Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể sau khi quan sát. Khả năng trốn thoát của bạch tuộc phải gọi là bậc thầy bởi chúng vô cùng thông minh. Một số ngư dân đã không thể phát hiện được bạch tuộc len lỏi vào tàu của họ để ăn uống ngon lành rồi biến mất lúc nào không hay.

10. Tuy nhiên, vòng đời của bạch tuộc rất ngắn, thông thường khoảng tầm 2 năm, nhưng có loài chỉ sống được 6 tháng. Duy chỉ có bạch tuộc khổng lồ ở Thái Bình Dương có thể kéo dài tuổi thọ đến 5 năm nếu như sống trong môi trường lý tưởng.

Cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi.

11. Các nhà khoa học cho rằng, cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi. Chúng không thể sống được lâu sau khi giao phối. Những con đực thường chết sau 1 vài tháng kể từ khi đưa bọc tinh trùng của mình vào con cái. Những con bạch tuộc cái sẽ sống lâu hơn để bảo vệ trứng của mình.

Một điều thú vị là bạch tuộc có cơ chế giao phối khá đặc biệt. Con đực sẽ tạo ra một bọc tinh trùng và đưa vào cơ thể con cái thông qua một chiếc vòi. Khi tiến vào sâu trong con cái, chiếc vòi này sẽ bắt đầu căng phồng, dễ dàng phóng lượng tinh của mình một cách dễ dàng và triệt để, có khả năng loại bỏ được những đứa con tương lai của đối thủ trước.

Bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể

12. Giống như tắc kè hoa, bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để có thể lẩn tránh kẻ thù một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, bạch tuộc có thể phun mực vào đối phương khi gặp nguy hiểm. Mực tối khiến cho những kẻ tấn công này không thể nhìn thấy bạch tuộc và chúng dễ dàng tẩu thoát.

13. Bạch thuộc là loài động vật săn đêm, thức ăn ưa thích của chúng là cua, nhuyễn thể và tôm càng.

14. Bạch tuộc cái có thể đẻ tới 150.000 trứng trong hai tuần. Con cái sẽ không kiếm mồi mà chỉ tập trung vào việc bảo vệ trứng của mình. Điều đó khiến những con bạch tuộc con sau khi sinh ra sẽ mất mẹ bởi mẹ chúng bị chết vì thiếu dưỡng chất và đói trong một thời gian dài.

15. Một con bạch tuộc con mới sinh có kích thước của một con bọ chét.

16. Bạch tuộc đốm xanh là một trong những động vật biển có nọc độc nhất trên thế giới: nó có thể giết chết bạn sau 1 cú cắn.

17. Bạch tuộc di chuyển bằng cách bò hoặc bơi. Nhưng cách di chuyển chính của chúng là bò.

snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflake snowflakeWordpress snowstorm powered by nksnow